CHĂM SÓC VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN MAU LÀNH

[:en]

Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết mổ nhỏ được thực hiện trong khi sinh để mở rộng âm đạo ra cho thai nhi khi sanh qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ khi sinh. 

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn

  • Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết mổ được tạo ra ở đáy chậu – mô giữa lỗ âm đạo và hậu môn – trong khi sinh. 
  • Phẫu thuật này là một phần quan trọng của việc sinh con (sinh thường).

Nếu các mẹ đang lên kế hoạch sinh con, đây là những gì cần biết về phẫu thuật cắt bỏ tầng sinh môn và sinh nở.

Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách: 

  • Gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 – 5cm (từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ).
  • Khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. 
  • Sau khi sinh em bé, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu (không cần phải cắt chỉ sau này).

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn sẽ cần thiết trong các trường hợp sau.

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn

Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt tầng sinh môn nếu em bé cần được sinh nhanh chóng vì:

  • Vai của em bé bị kẹt sau xương chậu (chứng loạn sản vai)
  • Khi kích thước em bé của bạn rất to và cần một đường ra rộng hơn;
  • Mẹ sinh ngược
  • Khi bác sĩ buộc phải dùng focep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp bé chui ra dễ dàng hơn) hoặc giác hút để đưa bé ra ngoài
  • Em bé có nhịp tim bất thường trong khi sinh
  • Khi mẹ có dấu hiệu suy thai cấp và cần phải được sinh ngay lập tức.

Chăm sóc vết thương sau khi sinh

  • Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
  • Khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng GANIKderma:

  • Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng thuốc mỡ GANIKderma lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Chọn tư thế ngồi thích hợp:

  • Người mẹ có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn. Để giảm bớt cảm giác bất tiện này, mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu, có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi để không đè nén lên vết thương nhiều.
  • Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng cách vệ sinh đúng cách:

  • Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. 
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. 
  • Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). 
  • Sau đó lau khô lại.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ:

  • Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ ngoài ra còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.
  • Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.
  • Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Chế độ ăn uống giúp vết khâu mau lành:

  • Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.

Mẹ có thể trở lại các hoạt động bình thường khi bạn cảm thấy sẵn sàng, chẳng hạn như công việc văn phòng nhẹ hoặc dọn dẹp nhà cửa. 

Đợi 6 tuần trước khi:

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường
  • Sử dụng tampon
  • Quan hệ tình dục
  • Thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác có thể làm vỡ (đứt) các mũi khâu

Để giảm đau hoặc khó chịu:

  • Sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu, hãy xịt nước ấm lên khu vực đó và lau khô bằng khăn sạch hoặc khăn lau trẻ em. KHÔNG sử dụng giấy vệ sinh.
  • Uống thuốc làm mềm phân và uống nhiều nước. Điều này sẽ ngăn ngừa táo bón. Ăn nhiều chất xơ cũng sẽ giúp ích.
  • Bài tập Kegel. Ép các cơ mà mẹ sử dụng để giữ trong nước tiểu trong 5 phút. Làm điều này 10 lần một ngày trong suốt cả ngày.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Liên lạc ngay với bác sĩ nếu:

  • Cơn đau của trở nên tồi tệ hơn.
  • Trong 4 ngày trở lên mà không thể đi tiêu.
  • Ra một cục máu đông.
  • Chất thải có mùi hôi.
  • Vết thương dường như vỡ ra.
[:vi]

Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết mổ nhỏ được thực hiện trong khi sinh để mở rộng âm đạo ra cho thai nhi khi sanh qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ khi sinh. 

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn

  • Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết mổ được tạo ra ở đáy chậu – mô giữa lỗ âm đạo và hậu môn – trong khi sinh. 
  • Phẫu thuật này là một phần quan trọng của việc sinh con (sinh thường).

Nếu các mẹ đang lên kế hoạch sinh con, đây là những gì cần biết về phẫu thuật cắt bỏ tầng sinh môn và sinh nở.

Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách: 

  • Gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 – 5cm (từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ).
  • Khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. 
  • Sau khi sinh em bé, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu (không cần phải cắt chỉ sau này).

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn sẽ cần thiết trong các trường hợp sau.

Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt tầng sinh môn nếu em bé cần được sinh nhanh chóng vì:

  • Vai của em bé bị kẹt sau xương chậu (chứng loạn sản vai)
  • Khi kích thước em bé của bạn rất to và cần một đường ra rộng hơn;
  • Mẹ sinh ngược
  • Khi bác sĩ buộc phải dùng focep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp bé chui ra dễ dàng hơn) hoặc giác hút để đưa bé ra ngoài
  • Em bé có nhịp tim bất thường trong khi sinh
  • Khi mẹ có dấu hiệu suy thai cấp và cần phải được sinh ngay lập tức.

Chăm sóc vết thương sau khi sinh

  • Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.
  • Khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng GANIKderma:

  • Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng thuốc mỡ GANIKderma lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Chọn tư thế ngồi thích hợp:

  • Người mẹ có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn. Để giảm bớt cảm giác bất tiện này, mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu, có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi để không đè nén lên vết thương nhiều.
  • Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng cách vệ sinh đúng cách:

  • Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. 
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. 
  • Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). 
  • Sau đó lau khô lại.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ:

  • Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ ngoài ra còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.
  • Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.
  • Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Chế độ ăn uống giúp vết khâu mau lành:

  • Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.

Mẹ có thể trở lại các hoạt động bình thường khi bạn cảm thấy sẵn sàng, chẳng hạn như công việc văn phòng nhẹ hoặc dọn dẹp nhà cửa. 

Đợi 6 tuần trước khi:

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường

  • Sử dụng tampon
  • Quan hệ tình dục
  • Thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác có thể làm vỡ (đứt) các mũi khâu

Để giảm đau hoặc khó chịu:

  • Sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu, hãy xịt nước ấm lên khu vực đó và lau khô bằng khăn sạch hoặc khăn lau trẻ em. KHÔNG sử dụng giấy vệ sinh.
  • Uống thuốc làm mềm phân và uống nhiều nước. Điều này sẽ ngăn ngừa táo bón. Ăn nhiều chất xơ cũng sẽ giúp ích.
  • Bài tập Kegel. Ép các cơ mà mẹ sử dụng để giữ trong nước tiểu trong 5 phút. Làm điều này 10 lần một ngày trong suốt cả ngày.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Liên lạc ngay với bác sĩ nếu:

  • Cơn đau của trở nên tồi tệ hơn.
  • Trong 4 ngày trở lên mà không thể đi tiêu.
  • Ra một cục máu đông.
  • Chất thải có mùi hôi.
  • Vết thương dường như vỡ ra.
[:]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *