NGUỒN GỐC, VAI TRÒ GLUCOSAMINE TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP VÀ NHỮNG LƯU Ý

[:vi]

GLUCOSAMIN ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP

 

  1. Nguồn gốc Glucosamin
  2. Công dụng Glucosamin
  3. Chỉ định điều trị GLUCOSAMINE
  4. Lưu ý khi điều trị với GLUCOSAMINE

 

1.     Nguồn gốc Glucosamin

Glucosamin là một amino – mono – saccharid có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamin được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó giảm đi theo tuổi tác. Glucosamin trên thị truờng có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật biển và có 3 dạng glucosamin dùng trong điều trị là glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-Acetylglucosamin, trong đó dạng muối sulfat được cho là có hiệu quả nhất. Glucosamin sulfat hoặc glucosamine hydrochloride được chiết xuất từ chitin (trong vỏ của cua, sò và tôm) dưới dạng viên hoặc viên nang. Các nguồn sinh học thay thế bao gồm chuyển hóa từ nấm và E.
Cơ thể con người có thể tự tổng hợp được Glucosamine nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần theo độ tuổi, sẽ dẫn đến mắc các bệnh xương khớp như khô khớp, cứng khớp, viêm khớp. Cần phải bổ sung glucosamine để làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp và tạo chất nhờn giúp các khớp được vận động một cách dễ dàng.
Nguồn gốc: những chế phẩm glucosamine đang lưu hành trên thị trường có nhiều nguồn gốc khác nhau, do đó chất khác nhau. GLUCOSAMINE từ Châu Âu, Hoa Kỳ được kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng

2.     Công dụng Glucosamin

Glucosamine là một amino-monosaccharide được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các mô của cơ thể, đặc biệt nhiều hơn ở các mô liên kết và mô sụn. Glucosamine dạng dược phẩm là thành phần được dùng để điều chế ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp gối mạn tính, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp.
Từ truớc đến nay có nhiều nghiên cứu đưa ra những kết luận trái chiều nhau về tính hiệu quả trong điều trị viêm xương khớp của glucosamin. Năm 2007, các nhà khoa học của Đại học Y khoa Boston (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để tìm lý do khiến cho kết quả của các nghiên cứu về glucosamin lại khác biệt nhau như vậy [1]. Và họ nhận ra rằng phần lớn các nghiên cứu đưa ra kết quả tích cực về glucosamin được tài trợ bởi các nhà sản xuất các chế phẩm glucosamin, trong khi đa số các nghiên cứu được các nhà khoa học trung lập tiến hành thì đều không tìm thấy hiệu quả chữa bệnh của hoạt chất

GLUCOSAMINE nhập khẩu nguyên hộp Châu Âu, Turkey

Các nghiên cứu mới đây, trong đó có nghiên cứu GAIT (The Glucosamine/chondroitin Arthritis Intervention Trial (GAIT)) (2006) [2] thực hiện trên 1583 bệnh nhân có tuổi trung bình 59 với 64% là phụ nữ, được cho là nghiên cứu có thiết kế tốt, đã đưa ra kết luận là glucosamine và chondroitin sulfat dùng một mình hay kết hợp không có hiệu quả giảm đau trong bệnh viêm khớp gối tốt hơn đáng kể so với giả dược. Kết quả nghiên cứu của Sawitzke và cộng sự (2008) đánh giá hiệu quả của glucosamin và chondroitin sulfat trên tình trạng mất dần bề rộng khoang khớp (JSW) trên 572 bệnh nhân bị viêm khớp gối đã đi đến kết luận: không có sự khác nhau có ý nghia thống kêvề sự giảm JSW trung bình đã ghi nhận được ở bất kỳ nhóm điều trị nào so với nhóm giả dược sau 24 tháng dùng thuốc [3].
Một nghiên cứu khác của Rozendaal và cộng sự (2008) thực hiện trên 222 bệnh nhân viêm khớp háng đã không nhận thấy ích lợi của việc dùng glucosamine trong 2 năm so với giả dược [4]. Các phân tích gộp (phân tích meta) và tổng quan hệ thống gần đây về các nghiên cứu có đối chứng khi dùng chondroitin sulfat đối với viêm khớp gối hoặc khớp háng đã kết luận là chondroitin chỉ đem lại lợi ích rất nhỏ hoặc không đem lại lợi ích gì so với nhóm dùng đối chứng giả dược [5], [6] .
 
Từ đó có thể thấy các nghiên cứu được thiết kế tương đối bài bản nhất đã đưa ra kết quả không thừa nhận tác dụng của glucosamine và chondroitin sulfat (dùng một mình hay kết hợp cả hai) trên các bệnh nhân viêm xương khớp.

Glucosamine là thành phần tham gia cấu tạo nên hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate mà các chất này tạo nên sợi collagen trong các mô khớp, sụn. Quá trình tổng hợp sợi collagen ở các mô sụn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp và tạo chất nhờn giúp các khớp được vận động dễ dàng.

Glucosamine được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng khớp và kích thích sản xuất sụn, do đó khiến các khớp hồi phục đồng thời glucosamine cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy.

3.     Chỉ định điều trị GLUCOSAMINE

Khớp là nơi nối giữa hai đầu xương có cấu tạo gồm sụn khớp, xương dưới sụn, dịch khớp, dây chằng. Theo thời gian hoặc do chấn thương thì các sụn khớp dễ bị vỡ, trở nên mỏng và xù xì. Khi cử động làm hai đầu xương dễ cọ xát vào nhau làm tổn thương dẫn đến đau, sưng, khó cử động hơn gây ra các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, đau xương khớp. Để khắc phục vấn đề này, ngoài việc tìm đến các phương pháp điều trị hiệu quả thì người bệnh còn cần bổ sung thêm dưỡng chất quan trọng để tăng khả năng phục hồi sụn khớp, đó chính là Glucosamine.
New 3D imaging technique could improve arthritis treatment

Thoái hóa khớp, Lớp sụn khớp bị thoái hóa trở nên xù xì và bị bào mòn

Có nhiều loại Glucosamine khác nhau như Glucosamine Sulfate, Glucosamine Hydrochloride và N-Acetyl-Glucosamine. Hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện với Glucosamine Sulfate mà trong thành phần Sulfate của Glucosamine Sulfate đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp kèm theo nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym. Ngoài ra, Glucosamine còn có khả năng kích thích sản sinh mô liên kết của xương giúp giảm triệu chứng mất canxi ở xương làm tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.

Do đó, các sản phẩm có chứa Glucosamine được sử dụng rộng rãi cho người bệnh viêm khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Glucosamine còn có thể làm giảm các triệu chứng đau góp phần làm chậm tiến trình thoái hóa khớp và loãng xương.

Đối với người mắc bệnh viêm khớp gối, thoái hóa xương khớp nên dùng Glucosamine mỗi ngày để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung Glucosamine đều đặn giúp tăng cường cấu trúc bền vững của khớp, giúp khớp xương thư giãn, duy trì sự linh hoạt. Tác dụng của Glucosamine mang tính tích lũy, thời gian dùng càng kéo dài thì càng nhận thấy kết quả rõ rệt. Người bệnh cần đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể, phù hợp với thể trạng và độ tuổi của từng người.

4.     Lưu ý khi điều trị với GLUCOSAMINE

 
Tính đa dạng của chế phẩm của glucosamin: glucosamin trên thị truờng có 3 dạng chính: glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamin. Trong đó chỉ có dạng muối sulfat được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được cho là mang lại tác dụng tích cực.

  • Hàm lượng: trên thị truờng có nhiều loại glucosamin với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin thuờng chia 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. Nếu sau từ 2 đến 3 tháng không thấy cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn rằng Glucosamine có thể gây nguy hiểm cho những người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản nhưng đã có một số khuyến cáo đã được đưa ra cần phải thận trọng trước khi dùng. Để an toàn hơn, bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng của mình khi được khuyên dùng Glucosamine.

  • Những người có bệnh lý mãn tính về tim mạch, tăng huyết áp hoặc cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng cần phải thận trọng khi dùng Glucosamine. Glucosamine cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời, gây tăng nhịp tim, nhịp mạch nhanh.
  • Trường hợp các bệnh nhân bị tiểu đường hoặc người bị hạ đường huyết, khi sử dụng Glucosamine cần theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên.
  • Glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân nên những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu hoặc người đang uống aspirin hằng ngày nếu đang dùng Glucosamine nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.

Glucosamine có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn về đường tiêu hóa, đầy hơi, đi ngoài phân mềm, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng hơn.
Glucosamine không dùng cho người dưới 18 tuổi, đặc biệt phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
 
Source:

  1. Vlad SC,al (2007).for pain in osteoarthritis: Why do trial results differ? Arthritis Rheum; 56(7): 2267-2277
  2. Clegg DO,al (2006)., chondroitin sulfate, and the two in combination for painful knee osteoarthritis.Engl J Med;:–808.
  3. AD,et al (2008).effect of glucosamine and/or chondroitin sulfate on the progression of knee osteoarthritis: a report from the glucosamine/chondroitin arthritis intervention trial.Rheum; 58(10):3183-91.
  4. Rozendaal RM,al (2008).of glucosamine sulfate on hip osteoarthritis: a randomized trial.Intern Med;:268–77.
  5. Reichenbach S,al (2007).-analysis: chondroitin for osteoarthritis of the knee or hip.Intern Med;:–90.
  6. Towheed TE,al (2005).therapy for treating osteoarthritis. Available in The Cochrane Database of Systematic Reviews; Issue 2. Chichester: John Wiley; (accessed 14/11/09).

Đại lý phân phối và bán lẻ chính thức: InMed 

Nhà thuốc, phòng khám, bác sĩ liên hệ

Helpline 24/7: 096 99 324 99 | 032 99 324 99

Ad: G30615 Toà G3, Vinhomes Greenbay Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

[:]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *