VIÊM DA TIẾP XÚC – Giải pháp nào mang lại hiệu quả và an toàn?

[:vi]Viêm da tiếp xúc là bệnh lý về da thường gặp, chiếm 1.5-5.4% dân số Thế giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề khác nhau. Tổn thương chủ yếu là rát đỏ, mụn nước có khi loét  trợt hoại tử, ngứa. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được nguyên nhân
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc ở tay
Điều đáng mừng là phần lớn các trường hợp viêm da tiếp xúc đều tự khỏi và xử trí bằng các biện pháp hỗ trợ đơn giản. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, rối loạn  mạn tính có thể xảy ra và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Nhận biết các triệu chứng và phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh lý và cải thiện tốt các triệu chứng

  1. Khái niệm

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da. Viêm da tiếp xúc  được chia thành viêm da tiếp xúc kích ứng(IDC)  và viêm da tiếp xúc dị ứng( ADC).

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng là một phản ứng không đặc hiệu của da đối với tổn thương hóa học trực tiếp giải phóng các chất trung gian gây viêm chủ yếu từ các tế bào biểu bì
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nƣớc với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính
  1. Nguyên nhân

Viêm da tiếp xúc kích ứng : Các tác nhân hóa học hoặc vật lý chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng.
Các tác nhân có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng thường bao gồm:

  • Acit, thường có trong các loại pin
  • Một số chất tẩy rửa, thông cống
  • Nước tiểu, nước bọt hoặc các chất dịch cơ thể khác
  • Một số loại cây, chẳng hạn như ớt hoặc cây trạng nguyên
  • Nước sơn hoặc nước tẩy móng tay
  • Sơn và vecni
  • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh
  • Nhựa, epoxy và chất dẻo

Khả năng phát triển viêm da tiếp xúc kích ứng tăng lên theo thời gian, cường độ và nồng độ của chất gây kích ứng. Nó cũng phụ thuộc vào loại da nếu đó là da dày, mỏng, da nhờn, da khô, da rất trắng, bị tổn thương trước đó hoặc có xu hướng dị ứng từ trước. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp cũng quyết định mức độ nghiêm trọng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
Một số dị ứng nguyên chính

  • Họ kim loại: nickel, cobalt, chromates đồng
  • Họ thuốc bôi: chất màu, dung dịch dầu
  • Một số băng dính, chất dẻo, cao su
  • Thực vật
  • Ánh sáng
  1. Cơ chế

 Viêm da tiếp xúc kích ứng:

Đó là do tình trạng viêm  phát sinh từ việc giải phóng các cytokine tiền viêm từ các tế bào sừng, thường là để đáp ứng với các kích thích hóa học. Các chất kích ứng chủ yếu gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da, thay đổi tế bào biểu bì và giải phóng cytokine.

Viêm da tiếp xúc dị ứng:

Đây là tình trạng viêm da qua trung gian tế bào T .
Viêm da tiếp xúc dị ứng có hai giai đoạn. Giai đoạn nhạy cảm trong đó các tế bào T tác động đặc hiệu với kháng nguyên được tạo ra trong các hạch bạch huyết . Giai đoạn kích thích bao gồm các tế bào T tác động được kích hoạt trong da  tạo ra các chất trung gian hóa học khác nhau, tạo ra tình trạng viêm đặc hiệu với kháng nguyên.

  1. Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng có thể bao gồm bỏng rát, ngứa, châm chích, đau , đặc biệt khi bắt đầu diễn biến lâm sàng, trong khi ngứa phổ biến hơn ở viêm da tiếp xúc dị ứng
Cả viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng đều có thể biểu hiện với ba dạng hình thái.

  • Giai đoạn cấp tính : dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nước, sẩn, trƣờng hợp phản ứng mạnh có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng có ngứa.
  • Giai đoạn bán cấp : Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thƣớc nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn
  • Giai đoạn mãn tính: Khi tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đƣờng kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xƣớc, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Phản ứng kích ứng cấp tính thường đạt đến đỉnh điểm nhanh chóng, trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, và sau đó bắt đầu lành lại.
Viêm da tiếp xúc dị ứng, thời gian kích thích phụ thuộc vào đặc điểm của chất nhạy cảm, cường độ tiếp xúc và mức độ nhạy cảm . Tổn thương thường xuất hiện từ 24 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và đạt đến đỉnh điểm sau khoảng 72 đến 96 giờ. Về sau, mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên thì thương tổn xuất hiện nhanh hơn. Đa số trường hợp thương tổn vượt qua giới hạn vùng da tiếp tiếp xúc với dị nguyên, có thể rải rác ở những nơi khác.
Viêm da tiếp xúc dị ứng cải thiện chậm hơn so với viêm da tiếp xúc  kích ứng và sau đó tái phát nhanh hơn (trong vài ngày) khi tình trạng phơi nhiễm tái phát.
Nếu loại bỏ được nguyên nhân bệnh sẽ khỏi, khi tiếp xúc trở lại với dị nguyên cũ bệnh tái phát.
Cơ năng: ngứa nhiều, có thể có cảm giác nhức nhối và đau nếu bệnh nặng.

viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc ở mặt
  1. Điều trị

 Nguyên tắc chung
Tất cả các phương pháp điều trị triệu chứng sẽ bị thất bại nếu như không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.
Điều trị cụ thể
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được chỉ định khi các triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Thuốc bao gồm thuốc thoa ngoài da và thuốc kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

 

  • Thuốc mỡ không kê đơn (OTC):Các loại kem chống ngứa có chứa lô hội hoặc calendula (một loại hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải), có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn ngứa và kiểm soát các triệu chứng viêm da hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamine:Các loại thuốc kháng histamine đường uống không kê đơn
  • Thuốc mỡ corticosteroid: Thuốc corticosteroid được sử dụng trong thời gian ngắn và giảm dần trước khi ngừng hẳn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng da.
  • Thuốc đường uống:Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid đường uống để giảm viêm, thuốc kháng hitsmaine để chống ngứa và kháng sinh đường uống để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

Các biện pháp điều trị khác
Trong trường hợp các triệu chứng không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

  • Chườm mát: Đắp một miếng vải ẩm, mát lên khu vực bị ảnh hưởng có thể kiểm soát tình trạng viêm và ngứa. Ngâm vải trong nước muối hoặc dung dịch nhôm axetat trước khi chườm lên da có thể giúp giảm đau.
  • Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng: Nếu tiếp xúc với chất gây kích ứng, hãy rửa sạch da càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây phát ban, người bệnh nên tắm vòi hoa sen để giảm khả năng phát ban trên da.
  • Tránh gãi: Gãi ngứa hoặc ma sát khu vực bị tổn thương có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên che chắn khu vực bị ảnh hưởng đến tránh gây tổn thương da.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không gây kích ứng, không có mùi thơm có thể làm dịu da và ngăn ngừa viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng có thể phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp da ít nhạy cảm hơn với các chất kích ứng như nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị tự nhiên, chẳng hạn như:

  • Dầu dừa: Dầu dừa là một loại dầu tự nhiên có tác dụng hạn chế sự phát của các loại vi khuẩn có hại cho da, đồng thời hỗ trợ dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đôi khi dầu dừa có thể gây ra các phản ứng dị ứng, do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
  • Vitamin E: Thoa vitamin E tại chỗ có thể giảm ngứa và chống viêm hiệu quả.
  • Mật ong: Áp dụng mật ong tại chỗ có thể hỗ trợ kháng khuẩn, khử trùng và cải thiện các triệu chứng viêm da.

 

GANIKDERMA – GIẢI PHÁP AN TOÀN, HIỆU QUẢ TRONG  ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾP XÚC

Mỡ sồi GANIKderma là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo của các dược liệu tự nhiên quý hiếm như Calendula và Boswellia, Gum, Rosin, Ricinioleum, Hidrogenate, Oliven oleum, Camphora, Bismuthi subgallas, Helianthus oleum,…
Các thành phần này đều có tác dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc

  • Calendula- Cúc Thảo Dược (một loại hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải), có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn ngứa và kiểm soát các triệu chứng viêm da hiệu quả.
  • Dầu thầu dầu: chứa các hoạt chất chính như linoleic, Palmitic, Oleic acid. Giúp tái tạo tế bào da, kích thích cấu trúc nền trên da, tăng sự tổng hợp collagen và elastin. Giúp hồi phục nhanh chóng quá trình da bị tổn thương.
  • Nhựa thông: Có khả năng thích thích máu tuần hoàn ở vị trí vết thương.
  • Dầu hướng dương:  Cũng có thành phần chính là các linoleic, oleic acid và glycerides. Kích thích tế bào biểu mô và nội mô. Có khả năng làm mềm cấu trúc mô, tác dụng dưỡng ẩm giúp phục hồi tổn thương.
  • Dầu oliu: Chứa rất nhiều dưỡng chất tương tự như các chất được nêu trên. Ngoài ra trong dầu oliu còn chứa các thành phần như phenolic, vitamin E, Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình hình thành mô cũng chứa rất nhiều trong nguyên liệu này

Vai trò của các chất tạo ẩm cũng đã được đề cập rõ ràng trong các khuyến cáo điều trị các bệnh về Da liễu. Ganikderma cung cấp các thành phần cần thiết giúp giảm nhanh tình trạng viêm, dịu cơn ngứa và tạo ẩm cho làn da bị tổn thương.
Ganikderma bổ sung các thành phần từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính cho cả Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Ganikderma
Ganikderma

InMed Phân phối và bán lẻ

Đại lý, nhà thuốc, phòng khám liên hệ:

Helpline: 096 99 324 99 | 037 99 124 99 

Ad: G30615 Toà G3, Vinhomes Greenbay Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

  1. Bệnh viêm da tiếp xúc- thuốc và cách điều trị hiệu quả. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Bắc Giang

2.    Graham Litchman; Pragya A. Nair; Amber R. Atwater; Beenish S. Bhutta “Contact Dermatitis” Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ
3.    Lisa Kostner 1Florian Anzengruber 1Caroline Guillod 1Mike Recher 2Peter Schmid-Grendelmeier 1Alexander A Navarini “Allergic Contact Dermatitis”. 2017 Feb;37(1):141-152

  1. Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh về da liễu – Bộ Y tế
[:]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *