Nhiễm khuẩn âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

[:vi]Nhiễm khuẩn âm đạo là căn bệnh mà mọi lứa tuổi ở nữ giới đều có thể mắc phải. Bệnh để lại nhiều di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn âm đạo thế nào, mời bạn tham khảo bài viết sau:

1. Nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ giới là gì?

Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, trong đó các vi khuẩn âm đạo phát triển quá mức làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên. Sự phát triển quá mức này có thể gây nên tình trạng kích ứng, sưng, viêm, làm âm đạo có mùi hôi kèm theo các triệu chứng khác.. Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 45.

2. Triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào?

Những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm:

  • Cảm thấy ngứa và rát ở âm đạo
  • Âm đạo có mùi hôi khó chịu (mùi hôi sẽ nặng hơn sau khi quan hệ tình dục)
  • Dịch âm đạo có màu khác thường: màu trắng, xám hoặc xanh lá cây

Các triệu chứng ít phổ biến hơn: Cảm thấy ngứa, sưng kèm theo đỏ nhẹ; khó chịu khi đi tiểu; viêm nề âm hộ.

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ giới là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới, trong đó phải kể đến một vài nguyên nhân chính sau:

– Do nhiễm trùng nấm men

Một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm men là do quan hệ tình dục không an toàn hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày làm phá vỡ độ cân bằng pH tự nhiên ở âm đạo, biểu hiện như:

  • Chảy dịch âm đạo bất thường, nóng rát kèm theo ngứa
  • Dịch âm đạo có màu bất thường, có mùi khó chịu
  • Khi quan hệ tình dục xuất hiện cảm giác đau, rát
  • Khi đi tiểu cảm giác nóng rát, khó chịu

– Do vi khuẩn gây viêm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này gây ra bởi sự kết hợp của một số vi khuẩn sống trong âm đạo. Những vi khuẩn này phát triển quá mức làm mất cân bằng pH âm đạo và khiến toàn bộ khu vực này viêm nhiễm.
Âm đạo bị viêm do vi khuẩn sẽ khiến dịch âm đạo có mùi bất thường (thường là mùi tanh), loãng và có màu trắng đục. Mùi này càng trở nên rõ ràng hơn sau khi quan hệ. Phụ nữ mang thai nếu chẳng may bị bệnh thì nên điều trị sớm, tránh biến chứng sinh non hoặc bé sinh ra sẽ có trọng lượng thấp. Còn ở những phụ nữ không mang thai, viêm nhiễm phụ khoa có thể dẫn tới viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng hoặc thậm chí là vô sinh.

– Nhiễm vi khuẩn Strep nhóm B

Theo thống kê, có khoảng 20 – 25% phụ nữ có vi khuẩn Strep nhóm B trong cơ thể. Vi khuẩn này thường sinh sống ở đường ruột, âm đạo, trực tràng. Đối với những bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn Strep nhóm B sẽ xuất hiện các biểu hiện như: nước tiểu đục, đau rát khi đi tiểu,… Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, do đó chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm.

           Nhiễm khuẩn vùng kín có thể trị dứt điểm nếu điều trị kịp thời

4. Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ giới như thế nào?

Nhiễm khuẩn âm đạo thể nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng thì bạn cần phải điều trị. Bệnh chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặt phụ khoa giúp cân bằng môi trường vi sinh vật trong âm đạo. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên đặt được quảng cáo là tốt và hiệu quả tuy nhiên chúng đem lại khá nhiều tác dụng phụ.
Viên đặt âm đạo BETACLOR được nghiên cứu lâm sàng và cấp chứng nhận chất lượng Châu âu CE, thành phần bào chế hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên quý hiếm, sản xuất theo công nghệ khoa học tiên tiến có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Đặc biệt viên đặt âm đạo BETACLOR với thành phần tự nhiên dùng được cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú, được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng.

Nếu chẳng may mắc bệnh mà bạn vẫn cố chấp không muốn điều trị thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường: tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, bệnh nhiễm chlamydia…), viêm vùng chậu, tăng nguy cơ vô sinh.

5. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ giới.

Nhiễm khuẩn âm đạo là một tình trạng bệnh phổ biến gây ra nhiều phiền hà cho phụ nữ. Tuy nhiên, việc phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo hết sức dễ dàng và bạn nên thực hiện ngay bây giờ:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su.
  • Không được thụt rửa âm đạo.
  • Khi vệ sinh, lưu ý lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ phân vào âm đạo.
  • Tránh dùng thuốc kháng sinh dài ngày phải theo toa của bác sĩ.
  • Khám phụ khoa định kỳ.

Nhiễm khuẩn âm đạo nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận khác: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu,… và có thể dẫn đến vô sinh.​​ Do vậy phụ nữ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
NGUỒN THAM KHẢO: webmd.com, healthline.com, msdmanuals.com
Xem thêm:
Phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo ở nữ giới
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới hiện nay
Viêm âm đạo do nấm: Triệu chứng nào hay gặp nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *